Lịch sử và ý nghĩa niên hiệu Thời_kỳ_Bình_Thành

Nhật hoàng Akihito, Hoàng hậu Michiko cùng hoàng gia (2013)

07 giờ 55 phút ngày 7 tháng 1 năm 1989, JST, trưởng quan Cung nội sảnh, Shōichi Fujimori, thông báo Nhật hoàng Hirohito đã băng hà và cùng lúc đó tiết lộ lần đầu tiên nhiều chi tiết về căn bệnh ung thư của ông. Sau đó không lâu Keizō Obuchi, khi đó là Chánh Văn phòng Nội các và sau này là Thủ tướng Nhật Bản, ra thông cáo niên hiệu Chiêu Hòa chấm dứt, và thời kỳ mới "Bình Thành" sắp mở ra, cùng với việc giải thích ý nghĩa niên hiệu này.

Theo Obuchi, niên hiệu "Bình Thành" rút từ cổ tịch Trung Hoa được nhắc đến trong Sử ký Tư Mã Thiên (史記 Shiki) và Kinh Thư (書経 Shokyō). Trong Sử ký có câu "Nội bình ngoại thành" "内平外成" (Kanbun: 内平かに外成る Uchi tairaka ni soto naru) để khen thời thái bình của Vua Thuấn, vị vua thời huyền sử Trung Hoa. Trong Kinh Thư thì có câu "Địa bình thiên thành" "地平天成" (Kanbun: 地平かに天成る Chi tairaka ni ten naru). Kết hợp ở cả hai nguồn thì Bình Thành mang ý nghĩa "thái bình muôn nơi". Niên hiệu Bình Thành có hiệu lực tức thời trong ngày Nhật hoàng Akihito đăng quang, tức ngày 7 tháng 1 năm 1989.

Năm 2019, Haruo Nishihara nhắc lại sự việc năm 1989 khi ông là viện trưởng Viện Đại học Waseda và được mời tham dự ban góp ý chọn niên hiệu mới ở phủ Thủ tướng. Hai tên khác cũnng được cân nhắc là Tu Văn (修文: Shūbun) và Chính Hóa (正化: Seika). Sau hơn một giờ rưỡi bàn luận mọi người đồng ý chọn Bình Thành.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thời_kỳ_Bình_Thành http://www.businessweek.com/ap/financialnews/D9ABJ... http://publications.credit-suisse.com/tasks/render... http://www.economist.com/node/18398748 http://www.emporis.com/building/tokyo-sky-tree-tok... http://articles.latimes.com/1996-06-01/sports/sp-1... http://www.stripes.com/news/pacific/japan-enacts-m... http://www.thespec.com/news/world/article/500842--... http://www.wtatennis.com/news/osaka-stuns-serena-c... http://www.esri.cao.go.jp/jp/sna/kenmin/h19/main.h... http://www.fdma.go.jp/bn/5e976fd1e784ff20658bbbf8f...